Ngày
22/11/2013,
Chủ
tịch
Quốc
hội
đã
kí
ban
hành
Luật
số
40/2013/QH13
về
sửa
đổi,
bổ
sung
một
số
điều
của
Luật
phòng
cháy
và
chữa
cháy.
BBT
giới
thiệu
toàn
văn
Luật
số
40/2013/QH13
LUẬT
SỬA
ĐỔI,
BỔ
SUNG
MỘT
SỐ
ĐIỀU
CỦA
LUẬT
PHÒNG
CHÁY
VÀ
CHỮA
CHÁY
Căn
cứ
Hiến
pháp
nước
Cộng
hòa
xã
hội
chủ
nghĩa
Việt
Nam;
Quốc
hội
ban
hành
Luật
sửa
đổi,
bổ
sung
một
số
điều
của
Luật
phòng
cháy
và
chữa
cháy
số
27/2001/QH10.
Điều
1.
Sửa
đổi,
bổ
sung
một
số
điều
của
Luật
phòng
cháy
và
chữa
cháy:
1. Khoản
3
và
khoản
6
Điều
3 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“3. Cơ
sở là
nơi
sản
xuất,
kinh
doanh,
công
trình
công
cộng,
trụ
sở
làm
việc,
khu
chung
cư
và
công
trình
độc
lập
khác
theo
danh
mục
do
Chính
phủ
quy
định.”
“6. Đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cơ
sở là
tổ
chức
gồm
những
người
được
giao
nhiệm
vụ
phòng
cháy
và
chữa
cháy
tại
cơ
sở,
hoạt
động
theo
chế
độ
chuyên
trách
hoặc
không
chuyên
trách.”
2.
Sửa
đổi,
bổ
sung
khoản
3;
bổ
sung
khoản
3a
và
khoản
3b
vào
sau
khoản
3 Điều
5 như
sau:
“3.
Người
đứng
đầu
cơ
quan,
tổ
chức
trong
phạm
vi
nhiệm
vụ,
quyền
hạn
của
mình
có
trách
nhiệm:
a)
Tổ
chức
tuyên
truyền,
phổ
biến
kiến
thức
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
xây
dựng
phong
trào
toàn
dân
tham
gia
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
thành
lập,
duy
trì
hoạt
động
đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
theo
quy
định
của
pháp
luật;
b)
Ban
hành
theo
thẩm
quyền
nội
quy
và
biện
pháp
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
c)
Tổ
chức
thực
hiện,
kiểm
tra,
giám
sát
việc
chấp
hành
quy
định
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
d)
Bảo
đảm
kinh
phí
cho
hoạt
động
phòng
cháy
và
chữa
cháy,
sử
dụng
kinh
phí
phòng
cháy
và
chữa
cháy
đúng
mục
đích;
trang
bị
và
duy
trì
hoạt
động
của
dụng
cụ,
phương
tiện
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
chuẩn
bị
các
điều
kiện
phục
vụ
chữa
cháy;
xây
dựng,
tổ
chức
thực
tập
phương
án
chữa
cháy;
bảo
đảm
các
điều
kiện
phục
vụ
công
tác
huấn
luyện
nghiệp
vụ
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
tổ
chức
chữa
cháy
và
khắc
phục
hậu
quả
do
cháy
gây
ra;
đ)
Thực
hiện
nhiệm
vụ
khác
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
theo
quy
định
của
pháp
luật.
3a.
Chủ
hộ
gia
đình
có
trách
nhiệm:
a)
Đôn
đốc,
nhắc
nhở
thành
viên
trong
gia
đình
thực
hiện
quy
định
của
pháp
luật
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
b)
Thường
xuyên
kiểm
tra
phát
hiện
và
khắc
phục
kịp
thời
nguy
cơ
gây
cháy,
nổ;
c)
Phối
hợp
với
cơ
quan,
tổ
chức
và
hộ
gia
đình
khác
trong
việc
bảo
đảm
điều
kiện
an
toàn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
quản
lý
chặt
chẽ
và
sử
dụng
an
toàn
chất
dễ
gây
cháy,
nổ.
3b.
Cá
nhân
có
trách
nhiệm:
a)
Chấp
hành
quy
định,
nội
quy,
yêu
cầu
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
của
người
hoặc
cơ
quan
có
thẩm
quyền;
b)
Tuân
thủ
pháp
luật
và
nắm
vững
kiến
thức
cần
thiết
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
biết
sử
dụng
dụng
cụ,
phương
tiện
phòng
cháy
và
chữa
cháy
thông
dụng;
c)
Bảo
đảm
an
toàn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
trong
quá
trình
sử
dụng
nguồn
lửa,
nguồn
nhiệt,
thiết
bị,
dụng
cụ
sinh
lửa,
sinh
nhiệt
và
trong
bảo
quản,
sử
dụng
chất
cháy;
d)
Ngăn
chặn
nguy
cơ
trực
tiếp
phát
sinh
cháy,
hành
vi
vi
phạm
quy
định
an
toàn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
đ)
Thực
hiện
quy
định
khác
có
liên
quan
đến
trách
nhiệm
cá
nhân
trong
Luật
này.”
3.
Sửa
đổi,
bổ
sung
khoản
2;
bổ
sung
khoản
2a
vào
sau khoản
2
Điều
6 như
sau:
“2.
Cơ
quan,
tổ
chức
và
hộ
gia
đình
có
trách
nhiệm
tổ
chức,
thực
hiện
việc
tuyên
truyền,
phổ
biến
kiến
thức
và
kỹ
năng
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy.
2a.
Cơ
quan
quản
lý
nhà
nước
về
giáo
dục
và
đào
tạo
trong
phạm
vi
nhiệm
vụ,
quyền
hạn
của
mình
có
trách
nhiệm
quy
định
việc
lồng
ghép
kiến
thức
và
kỹ
năng
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
vào
chương
trình
giảng
dạy,
hoạt
động
ngoại
khóa
trong
nhà
trường
và
cơ
sở
giáo
dục
khác
phù
hợp
với
từng
ngành
học,
cấp
học.”
4. Điều
8 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“Điều
8.
Ban
hành
và
áp
dụng
tiêu
chuẩn,
quy
chuẩn
kỹ
thuật
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
1.
Hoạt
động
phòng
cháy
và
chữa
cháy
phải
tuân
thủ
quy
chuẩn
kỹ
thuật
quốc
gia.
2.
Cơ
quan
nhà
nước
có
thẩm
quyền
ban
hành
quy
chuẩn
kỹ
thuật
sau
khi
thống
nhất
với
Bộ
Công
an
đối
với
các
quy
định
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy.
3.
Cơ
quan,
tổ
chức
có
thẩm
quyền
xây
dựng
và
công
bố
các
tiêu
chuẩn
quốc
gia,
tiêu
chuẩn
cơ
sở
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
sau
khi
thống
nhất
với
Bộ
Công
an.
4.
Áp
dụng
tiêu
chuẩn
Việt
Nam
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy:
a)
Tiêu
chuẩn
quốc
gia
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
được
áp
dụng
bắt
buộc;
b)
Tiêu
chuẩn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
phải
phù
hợp
với
quy
chuẩn
kỹ
thuật
quốc
gia
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
c)
Bảo
đảm
tính
đồng
bộ,
tính
khả
thi
của
hệ
thống
tiêu
chuẩn
được
áp
dụng.
5.
Tiêu
chuẩn
nước
ngoài,
tiêu
chuẩn
quốc
tế
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
được
áp
dụng
tại
Việt
Nam
trong
các
trường
hợp
sau
đây:
a)
Tiêu
chuẩn
nước
ngoài,
tiêu
chuẩn
quốc
tế
có
quy
định
trong
điều
ước
quốc
tế
mà
Việt
Nam
là
thành
viên;
b)
Tiêu
chuẩn
nước
ngoài,
tiêu
chuẩn
quốc
tế
có
quy
định
an
toàn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cao
hơn
tiêu
chuẩn
Việt
Nam
hoặc
phù
hợp
với
yêu
cầu
thực
tế
của
Việt
Nam
và
được
Bộ
Công
an
chấp
thuận
bằng
văn
bản.
6.
Đối
với
yêu
cầu
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
mà
chưa
có
tiêu
chuẩn,
quy
chuẩn
kỹ
thuật
thì
thực
hiện
theo
hướng
dẫn
của
cơ
quan
quản
lý
nhà
nước
có
thẩm
quyền
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy.”
5. Điều
9 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“Điều
9.
Bảo
hiểm
cháy,
nổ
Nhà
nước
khuyến
khích
cơ
quan,
tổ
chức
và
cá
nhân
tham
gia
bảo
hiểm
cháy,
nổ.
Cơ
sở
có
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ
phải
thực
hiện
bảo
hiểm
cháy,
nổ
bắt
buộc
đối
với
tài
sản
của
cơ
sở
đó.
Chính
phủ
quy
định
và
công
bố
danh
mục
cơ
sở
có
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ;
điều
kiện,
mức
phí
bảo
hiểm
cháy,
nổ;
số
tiền
bảo
hiểm
tối
thiểu.”
6.
Bổ
sung
Điều
9a
vào
sau Điều
9 như
sau:
“Điều
9a.
Kinh
doanh
dịch
vụ
phòng
cháy
và
chữa
cháy
1.
Kinh
doanh
dịch
vụ
phòng
cháy
và
chữa
cháy
là
ngành,
nghề
kinh
doanh
có
điều
kiện,
bao
gồm:
a)
Tư
vấn
thiết
kế,
tư
vấn
thẩm
định,
tư
vấn
giám
sát;
tư
vấn
kiểm
tra,
kiểm
định
kỹ
thuật;
thi
công,
lắp
đặt
hệ
thống
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
tư
vấn
chuyển
giao
công
nghệ
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
sản
xuất,
lắp
ráp
phương
tiện,
thiết
bị
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
b)
Huấn
luyện,
hướng
dẫn
về
nghiệp
vụ
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
c)
Kinh
doanh
phương
tiện,
thiết
bị,
vật
tư
phòng
cháy
và
chữa
cháy.
2.
Kinh
doanh
dịch
vụ
phòng
cháy
và
chữa
cháy
phải
đáp
ứng
đủ
các
điều
kiện
sau
đây:
a)
Người
đứng
đầu
doanh
nghiệp
và
người
đại
diện
theo
pháp
luật
của
cơ
sở
kinh
doanh
dịch
vụ
phòng
cháy
và
chữa
cháy
phải
có
văn
bằng,
chứng
chỉ
phù
hợp
với
hoạt
động
kinh
doanh;
b)
Có
cơ
sở
vật
chất,
phương
tiện,
thiết
bị
và
các
điều
kiện
bảo
đảm
cho
hoạt
động
kinh
doanh.
3.
Chính
phủ
quy
định
chi
tiết
Điều
này.”
7. Điều
10 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“Điều
10.
Chế
độ,
chính
sách
đối
với
người
tham
gia
chữa
cháy
Người
tham
gia
chữa
cháy
được
hưởng
chế
độ
bồi
dưỡng
về
vật
chất;
trường
hợp
bị
chết,
bị
thương,
bị
tổn
hại
sức
khỏe,
bị
tổn
thất
về
tài
sản
thì
được
hưởng
chế
độ,
chính
sách
theo
quy
định
của
pháp
luật.”
8.
Sửa
đổi,
bổ
sung
các khoản
3,
5,
6,
7
và
8; bổ
sung
khoản
4a
vào
sau khoản
4 và
bổ
sung
khoản
5a
vào
sau
khoản 5
Điều
13 như
sau:
“3.
Lợi
dụng
phòng
cháy
và
chữa
cháy
để
xâm
hại
tính
mạng,
sức
khỏe
con
người;
xâm
phạm
tài
sản
của
Nhà
nước,
cơ
quan,
tổ
chức
và
cá
nhân.”
“4a.
Không
báo
cháy
khi
có
điều
kiện
báo
cháy;
trì
hoãn
việc
báo
cháy.
5.
Sản
xuất,
tàng
trữ,
vận
chuyển,
sử
dụng,
mua
bán
trái
phép
chất
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ.
5a.
Mang
hàng
và
chất
dễ
cháy,
nổ
trái
phép
vào
nơi
tập
trung
đông
người.
6.
Thi
công
công
trình
có
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ,
nhà
cao
tầng,
trung
tâm
thương
mại
mà
chưa
có
thiết
kế
được
duyệt
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
nghiệm
thu
và
đưa
vào
sử
dụng
công
trình
có
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ,
nhà
cao
tầng,
trung
tâm
thương
mại
khi
chưa
đủ
điều
kiện
bảo
đảm
an
toàn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy.
7.
Chiếm
đoạt,
hủy
hoại,
làm
hư
hỏng,
tự
ý
thay
đổi,
di
chuyển,
che
khuất
phương
tiện,
thiết
bị
phòng
cháy
và
chữa
cháy,
biển
báo,
biển
chỉ
dẫn;
cản
trở
lối
thoát
nạn.
8.
Hành
vi
khác
vi
phạm
quy
định
của
pháp
luật
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy.”
9. Khoản
2
Điều
17 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“2.
Thôn,
làng,
ấp,
bản,
buôn,
phum,
sóc,
tổ
dân
phố
(sau
đây
gọi
chung
là
thôn)
phải
có
các
quy
định,
nội
quy
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy,
về
sử
dụng
điện,
sử
dụng
lửa
và
các
chất
dễ
cháy,
nổ;
căn
cứ
vào
điều
kiện
cụ
thể
có
giải
pháp
ngăn
cháy;
có
phương
án,
lực
lượng,
phương
tiện,
đường
giao
thông,
nguồn
nước
phục
vụ
phòng
cháy
và
chữa
cháy.”
10. Khoản
2
Điều
18 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“2.
Phương
tiện
giao
thông
cơ
giới
có
yêu
cầu
đặc
biệt
về
bảo
đảm
an
toàn
phòng
cháy
và
chữa
cháy
được
đóng
mới,
hoán
cải
chỉ
được
cơ
quan
đăng
kiểm
cấp
giấy
chứng
nhận
đăng
kiểm
an
toàn
kỹ
thuật
và
bảo
vệ
môi
trường
khi
đã
được
duyệt
thiết
kế
và
nghiệm
thu
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy.
Chính
phủ
quy
định
loại
phương
tiện
giao
thông
cơ
giới
có
yêu
cầu
đặc
biệt
về
bảo
đảm
an
toàn
phòng
cháy
và
chữa
cháy.”
11.
Bổ
sung
khoản
1a
vào
sau khoản
1;
sửa
đổi,
bổ
sung khoản
2
và
khoản
4
Điều
19 như
sau:
“1a.
Ủy
ban
nhân
dân
các
cấp,
chủ
rừng
phải
thực
hiện
các
biện
pháp
phòng
cháy
phù
hợp
với
cấp
độ
cảnh
báo
nguy
cơ
cháy
rừng.
2.
Khi
lập
quy
hoạch,
dự
án
phát
triển
rừng
phải
có
giải
pháp
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cho
từng
loại
rừng.”
“4.
Cơ
quan,
tổ
chức,
hộ
gia
đình
và
cá
nhân
khi
hoạt
động
trong
rừng
hoặc
ven
rừng
phải
tuân
thủ
các
quy
định
của
pháp
luật
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy.”
12.
Điều
21 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“Điều
21.
Phòng
cháy
đối
với
khu
công
nghiệp,
khu
chế
xuất,
khu
công
nghệ
cao
1.
Khu
công
nghiệp,
khu
chế
xuất,
khu
công
nghệ
cao
phải
có
phương
án
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cho
toàn
khu;
xây
dựng
và
duy
trì
hoạt
động
của
hệ
thống
công
trình
hạ
tầng
kỹ
thuật
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
tổ
chức
lực
lượng,
phương
tiện
phòng
cháy
và
chữa
cháy
phù
hợp
với
phương
án
phòng
cháy
và
chữa
cháy.
2.
Cơ
sở
hoạt
động
trong
khu
công
nghiệp,
khu
chế
xuất,
khu
công
nghệ
cao
phải
có
phương
án
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cho
cơ
sở
mình;
phải
thành
lập
đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cơ
sở.
3.
Chính
phủ
quy
định
chi
tiết
Điều
này.”
13.
Sửa
đổi,
bổ
sung
tên Điều
22 và
nội
dung
các khoản
2,
3
và
4
Điều
22 như
sau:
“Điều
22.
Phòng
cháy
trong
khai
thác,
chế
biến,
sản
xuất,
vận
chuyển,
kinh
doanh,
sử
dụng,
bảo
quản
sản
phẩm
dầu
mỏ,
khí
đốt,
hóa
chất
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ
và
vật
tư,
hàng
hóa
khác
có
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ”
“2.
Kho
chứa,
hệ
thống
vận
chuyển
sản
phẩm
dầu
mỏ,
khí
đốt,
hóa
chất
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ
và
công
trình
chế
biến
dầu
mỏ,
khí
đốt,
hóa
chất
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ
phải
có
hệ
thống
báo
và
xử
lý
nồng
độ
hơi,
khí
nguy
hiểm
dễ
cháy,
nổ;
phải
có
biện
pháp
bảo
vệ,
chống
sự
cố
bục,
vỡ
bể
chứa,
thiết
bị,
đường
ống.
3.
Cơ
sở
kinh
doanh
sản
phẩm
dầu
mỏ,
khí
đốt,
hóa
chất
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ
phải
bảo
đảm
an
toàn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
đối
với
công
trình
liền
kề.
Việc
xuất,
nhập,
vận
chuyển
sản
phẩm
dầu
mỏ,
khí
đốt,
hóa
chất
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ
phải
tuân
thủ
quy
định
về
an
toàn
phòng
cháy
và
chữa
cháy.
4.
Tổ
chức,
cá
nhân
hoạt
động
sản
xuất,
kinh
doanh,
dịch
vụ,
cung
ứng,
vận
chuyển
vật
tư,
hàng
hóa
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ
phải
bảo
đảm
đầy
đủ
các
điều
kiện
an
toàn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy,
phải
in
các
thông
số
kỹ
thuật
trên
nhãn
hàng
hóa
và
phải
có
bản
hướng
dẫn
an
toàn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
bằng
tiếng
Việt.”
14. Điều
23 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“Điều
23.
Phòng
cháy
đối
với
công
trình
cao
tầng,
công
trình
trên
mặt
nước,
công
trình
ngầm,
đường
hầm,
hầm
lò
khai
thác
khoáng
sản,
nhà
khung
thép
mái
tôn
1.
Công
trình
cao
tầng
phải
có
giải
pháp
chống
cháy
lan,
chống
tụ
khói,
lan
truyền
khói
và
hơi
độc
do
cháy
sinh
ra;
bảo
đảm
các
điều
kiện
thoát
nạn
an
toàn
nhằm
cứu
người,
tài
sản
khi
có
cháy
xảy
ra;
trang
bị
hệ
thống
tự
động
phát
hiện
cháy,
trang
bị
phương
tiện,
hệ
thống
chữa
cháy
bảo
đảm
khả
năng
tự
chữa
cháy;
sử
dụng
vật
liệu
xây
dựng
khó
cháy;
không
sử
dụng
vật
liệu
trang
trí
nội
thất,
vật
liệu
cách
âm,
cách
nhiệt
dễ
cháy.
2.
Công
trình
trên
mặt
nước
có
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ
phải
có
giải
pháp
chống
cháy
lan,
phương
án,
lực
lượng,
phương
tiện
bảo
đảm
tự
chữa
cháy.
3.
Công
trình
ngầm,
đường
hầm,
hầm
lò
khai
thác
khoáng
sản
phải
trang
bị
phương
tiện
để
phát
hiện
và
xử
lý
khí
cháy,
khí
độc;
phải
có
hệ
thống
thông
gió,
giải
pháp
chống
cháy
lan
và
các
điều
kiện
bảo
đảm
thoát
nạn
an
toàn,
triển
khai
lực
lượng,
phương
tiện
để
cứu
người,
tài
sản
và
chữa
cháy.
4.
Nhà
khung
thép
mái
tôn
có
diện
tích
lớn
dùng
để
làm
nơi
sản
xuất,
kho
chứa
hàng
dễ
cháy,
nổ
phải
có
giải
pháp
chống
cháy
lan
và
hạn
chế
nguy
cơ
sụp
đổ
khi
xảy
ra
cháy.”
15. Khoản
1
Điều
24 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“1.
Tại
nhà
máy
điện,
lưới
điện
phải
có
biện
pháp
để
chủ
động
xử
lý
sự
cố
gây
cháy.”
16.
Bổ
sung
Điều
24a
vào
sau Điều
24 như
sau:
“Điều
24a.
Phòng
cháy
đối
với
cơ
sở
hạt
nhân
1.
Công
tác
phòng
cháy
đối
với
cơ
sở
hạt
nhân
phải
bảo
đảm
các
yêu
cầu
sau
đây:
a)
Có
hệ
thống
phòng
cháy
và
chữa
cháy
đáp
ứng
quy
chuẩn,
tiêu
chuẩn
an
toàn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
đối
với
cơ
sở
hạt
nhân;
b)
Người
làm
việc
tại
cơ
sở
hạt
nhân
phải
được
huấn
luyện,
bồi
dưỡng
nghiệp
vụ
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
phù
hợp
với
tính
chất
công
việc;
c)
Đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
chuyên
ngành
được
trang
bị
phù
hợp
với
đặc
thù
từng
cơ
sở;
d)
Các
điều
kiện
bảo
đảm
an
toàn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
khác.
2.
Chính
phủ
quy
định
cụ
thể
việc
xây
dựng,
thực
tập
phương
án
chữa
cháy,
cứu
nạn,
cứu
hộ
đối
với
cơ
sở
hạt
nhân.”
17. Khoản
1
Điều
25 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“1.
Tại
các
chợ,
trung
tâm
thương
mại
phải
tách
riêng
hệ
thống
điện
phục
vụ
kinh
doanh
với
hệ
thống
điện
bảo
vệ
và
chữa
cháy;
sắp
xếp
các
hộ
kinh
doanh,
ngành
hàng
đáp
ứng
yêu
cầu
an
toàn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
có
lối
thoát
nạn
bảo
đảm
theo
quy
định
và
phương
án
thoát
nạn,
giải
tỏa
hàng
hóa
khi
có
cháy
xảy
ra;
phải
trang
bị
hệ
thống
báo
cháy,
chữa
cháy,
giải
pháp
chống
cháy
lan
phù
hợp
với
quy
mô,
tính
chất
hoạt
động.
Chủ
hộ
kinh
doanh
hàng
hóa
dễ
cháy,
nổ
phải
trang
bị
dụng
cụ,
phương
tiện
chữa
cháy
tại
chỗ.”
18. Điều
26 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“Điều
26.
Phòng
cháy
đối
với
cảng
hàng
không,
cảng
biển,
cảng
thủy
nội
địa,
nhà
ga,
bến
xe
Tại
cảng
hàng
không,
cảng
biển,
cảng
thủy
nội
địa,
nhà
ga,
bến
xe
phải
trang
bị
phương
tiện
phòng
cháy
và
chữa
cháy
phù
hợp
với
quy
chuẩn,
tiêu
chuẩn
an
toàn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
có
phương
án
thoát
nạn,
giải
tỏa
phương
tiện,
vật
tư
hàng
hóa
khi
có
cháy
xảy
ra.”
19.
Bổ
sung
Điều
27a
vào
sau Điều
27 như
sau:
“Điều
27a.
Phòng,
chống
cháy,
nổ
đối
với
cơ
sở
sản
xuất,
kho
vũ
khí,
vật
liệu
nổ
và
công
cụ
hỗ
trợ
Cơ
sở
sản
xuất,
kho
vũ
khí,
vật
liệu
nổ
và
công
cụ
hỗ
trợ
phải
bảo
đảm
an
toàn
về
phòng,
chống
cháy,
nổ;
có
vành
đai
an
toàn,
bảo
đảm
khoảng
cách
an
toàn
đối
với
các
khu
dân
cư
và
công
trình
lân
cận.”
20. Điều
31 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“Điều
31.
Xây
dựng
và
thực
tập
phương
án
chữa
cháy
1.
Chủ
tịch
Ủy
ban
nhân
dân
cấp
xã,
người
đứng
đầu
cơ
sở,
chủ
rừng,
chủ
phương
tiện
giao
thông
cơ
giới
có
yêu
cầu
đặc
biệt
về
bảo
đảm
an
toàn
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
trong
phạm
vi
quản
lý
của
mình,
chịu
trách
nhiệm
tổ
chức
xây
dựng
phương
án
chữa
cháy
sử
dụng
lực
lượng,
phương
tiện
tại
chỗ
đối
với
thôn,
cơ
sở,
rừng,
phương
tiện
giao
thông.
2.
Chủ
tịch
Ủy
ban
nhân
dân
cấp
xã,
người
đứng
đầu
cơ
sở,
khu
dân
cư
có
nguy
cơ
cháy,
nổ
cao
có
trách
nhiệm
phối
hợp
với
cơ
quan
Cảnh
sát
phòng
cháy
và
chữa
cháy
xây
dựng,
thực
tập
phương
án
chữa
cháy
cho
cơ
sở,
khu
dân
cư
do
mình
quản
lý
theo
hướng
dẫn
của
Bộ
Công
an.
3.
Cơ
quan
Cảnh
sát
phòng
cháy
và
chữa
cháy
có
trách
nhiệm
xây
dựng
phương
án
chữa
cháy
đối
với
cơ
sở,
khu
dân
cư
có
nguy
cơ
cháy,
nổ
cao
cần
huy
động
lực
lượng,
phương
tiện
của
Cảnh
sát
phòng
cháy
và
chữa
cháy,
của
nhiều
cơ
quan,
tổ
chức,
địa
phương.
4.
Phương
án
chữa
cháy
phải
được
cấp
có
thẩm
quyền
phê
duyệt.
Các
lực
lượng,
phương
tiện
có
trong
phương
án
khi
được
huy
động
thực
tập
phải
tham
gia
đầy
đủ.
5.
Bộ
trưởng
Bộ
Công
an
quy
định
cơ
sở,
khu
dân
cư
có
nguy
cơ
cháy,
nổ
cao
và
thẩm
quyền
phê
duyệt,
thời
hạn
thực
tập
phương
án
chữa
cháy.”
21. Điều
32 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“Điều
32.
Thông
tin
báo
cháy
và
chữa
cháy
Thông
tin
báo
cháy
bằng
hiệu
lệnh
hoặc
bằng
điện
thoại.
Số
điện
thoại
báo
cháy
được
quy
định
thống
nhất
trong
cả
nước
là
114.
Phương
tiện
thông
tin
liên
lạc
phải
được
ưu
tiên
để
phục
vụ
báo
cháy,
chữa
cháy.”
22.
Bổ
sung
khoản
4a
vào
sau khoản
4
Điều
33 như
sau:
“4a.
Ủy
ban
nhân
dân
các
địa
phương
giáp
ranh
phải
xây
dựng
phương
án
phối
hợp
và
tổ
chức
lực
lượng
tham
gia
chữa
cháy
khi
có
yêu
cầu.”
23. Khoản
1
Điều
37 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“1.
Khi
xảy
ra
cháy,
người
có
chức
vụ
cao
nhất
của
đơn
vị
Cảnh
sát
phòng
cháy
và
chữa
cháy
có
mặt
tại
nơi
xảy
ra
cháy
là
người
chỉ
huy
chữa
cháy.”
24. Khoản
3
Điều
43 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“3.
Lực
lượng
phòng
cháy
và
chữa
cháy
chuyên
ngành;”
25. Điều
44 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“Điều
44.
Thành
lập,
quản
lý
đội
dân
phòng,
đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cơ
sở,
đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
chuyên
ngành
1.
Tại
thôn
phải
thành
lập
đội
dân
phòng.
Đội
dân
phòng
do
Chủ
tịch
Ủy
ban
nhân
dân
cấp
xã
quyết
định
thành
lập,
quản
lý.
2.
Tại
cơ
sở
phải
thành
lập
đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cơ
sở.
Đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cơ
sở
do
người
đứng
đầu
cơ
quan,
tổ
chức
quyết
định
thành
lập,
quản
lý.
3.
Đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
chuyên
ngành
là
đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cơ
sở
được
tổ
chức
để
đáp
ứng
yêu
cầu
hoạt
động
đặc
thù
của
cơ
sở
do
người
đứng
đầu
cơ
quan,
tổ
chức
quyết
định
thành
lập,
quản
lý.
Tại
các
cơ
sở
sau
đây
phải
thành
lập
đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
chuyên
ngành:
a)
Cơ
sở
hạt
nhân;
b)
Cảng
hàng
không,
cảng
biển;
c)
Cơ
sở
khai
thác
và
chế
biến
dầu
mỏ,
khí
đốt;
d)
Cơ
sở
khai
thác
than;
đ)
Cơ
sở
sản
xuất,
kho
vũ
khí,
vật
liệu
nổ;
e)
Các
cơ
sở
khác
do
Bộ
trưởng
Bộ
Công
an
quy
định.
4.
Quyết
định
thành
lập
đội
dân
phòng,
đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cơ
sở,
đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
chuyên
ngành
phải
được
cơ
quan
ban
hành
gửi
tới
cơ
quan
Cảnh
sát
phòng
cháy
và
chữa
cháy
quản
lý
địa
bàn
đó.”
26. Điều
46 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“Điều
46.
Huấn
luyện,
bồi
dưỡng,
chỉ
đạo,
kiểm
tra,
hướng
dẫn
nghiệp
vụ,
điều
động
và
chế
độ,
chính
sách
đối
với
lực
lượng
dân
phòng,
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cơ
sở,
phòng
cháy
và
chữa
cháy
chuyên
ngành
1.
Lực
lượng
dân
phòng,
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cơ
sở,
phòng
cháy
và
chữa
cháy
chuyên
ngành
được
huấn
luyện,
bồi
dưỡng
nghiệp
vụ
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
chịu
sự
chỉ
đạo,
kiểm
tra,
hướng
dẫn
về
chuyên
môn,
nghiệp
vụ
của
cơ
quan
Cảnh
sát
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
chịu
sự
điều
động
của
cấp
có
thẩm
quyền
để
tham
gia
hoạt
động
phòng
cháy
và
chữa
cháy.
2.
Lực
lượng
dân
phòng,
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cơ
sở,
phòng
cháy
và
chữa
cháy
chuyên
ngành
được
hưởng
chế
độ,
chính
sách
trong
thời
gian
huấn
luyện,
bồi
dưỡng
nghiệp
vụ
và
khi
trực
tiếp
chữa
cháy.
3.
Đội
trưởng,
Đội
phó
đội
dân
phòng,
đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cơ
sở
không
chuyên
trách
được
hưởng
chế
độ
hỗ
trợ
thường
xuyên.
4.
Chính
phủ
quy
định
chi
tiết
khoản
2
và
khoản
3
Điều
này.”
27.
Bổ
sung
Điều
46a
vào
sau Điều
46 như
sau:
“Điều
46a.
Phòng
cháy
và
chữa
cháy
tình
nguyện
1.
Ủy
ban
nhân
dân
cấp
xã,
người
đứng
đầu
cơ
sở,
lực
lượng
Cảnh
sát
phòng
cháy
và
chữa
cháy
có
trách
nhiệm
tạo
điều
kiện,
khuyến
khích
tổ
chức,
cá
nhân
tình
nguyện
tham
gia
phòng
cháy
và
chữa
cháy.
2.
Người
tình
nguyện
tham
gia
phòng
cháy
và
chữa
cháy
được
bổ
sung
vào
đội
dân
phòng
hoặc
đội
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cơ
sở.”
28. Khoản
1
Điều
47 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“1.
Cảnh
sát
phòng
cháy
và
chữa
cháy
thuộc
Công
an
nhân
dân,
là
một
bộ
phận
của
lực
lượng
vũ
trang,
được
tổ
chức
và
quản
lý
thống
nhất
từ
trung
ương
đến
địa
phương.”
29. Điều
48 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“Điều
48.
Chức
năng,
nhiệm
vụ
của
lực
lượng
Cảnh
sát
phòng
cháy
và
chữa
cháy
1.
Trong
phạm
vi
nhiệm
vụ,
quyền
hạn
được
giao,
tham
mưu,
đề
xuất
với
cơ
quan
nhà
nước
có
thẩm
quyền
ban
hành,
chỉ
đạo
và
tổ
chức
thực
hiện
các
quy
định
của
pháp
luật
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy.
2.
Tổ
chức
tuyên
truyền,
phổ
biến
pháp
luật;
hướng
dẫn
xây
dựng
phong
trào
toàn
dân
tham
gia
hoạt
động
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
huấn
luyện,
bồi
dưỡng
nghiệp
vụ,
kiến
thức
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy.
3.
Thực
hiện
các
biện
pháp
phòng
cháy;
thẩm
định,
phê
duyệt
thiết
kế
và
nghiệm
thu
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
chữa
cháy
kịp
thời,
hiệu
quả.
4.
Xây
dựng
lực
lượng
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
trang
bị
và
quản
lý
phương
tiện,
thiết
bị
phòng
cháy
và
chữa
cháy.
5.
Tổ
chức
nghiên
cứu,
ứng
dụng
tiến
bộ
khoa
học
và
công
nghệ
trong
lĩnh
vực
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
kiểm
tra,
kiểm
định
kỹ
thuật
và
chứng
nhận
phù
hợp
đối
với
phương
tiện,
thiết
bị,
hàng
có
yêu
cầu
nghiêm
ngặt
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
theo
quy
định.
6.
Kiểm
tra,
thanh
tra,
xử
lý
các
hành
vi
vi
phạm
pháp
luật
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
cấp
giấy
phép
vận
chuyển
hàng
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ
theo
quy
định.
7.
Thực
hiện
một
số
hoạt
động
điều
tra
theo
quy
định
của
pháp
luật
về
tổ
chức
điều
tra
hình
sự.
8.
Thực
hiện
nhiệm
vụ
khác
theo
quy
định
của
pháp
luật.”
30. Khoản
2
Điều
55 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“2.
Nhà
nước
cấp
ngân
sách
hoạt
động
phòng
cháy
và
chữa
cháy
cho
lực
lượng
Cảnh
sát
phòng
cháy
và
chữa
cháy,
các
cơ
quan
nhà
nước,
đơn
vị
sự
nghiệp,
lực
lượng
vũ
trang
và
các
đơn
vị
khác
thụ
hưởng
ngân
sách
nhà
nước.
Trong
nhiệm
vụ
chi
ngân
sách
quốc
phòng
và
an
ninh
hàng
năm
của
Ủy
ban
nhân
dân
các
cấp
phải
có
nội
dung
bảo
đảm
cho
công
tác
phòng
cháy
và
chữa
cháy.”
31. Khoản
2
Điều
56 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“2.
Nhà
nước
có
chính
sách
ưu
đãi
về
thuế
đối
với
tổ
chức,
cá
nhân
sản
xuất,
lắp
ráp
phương
tiện
phòng
cháy
và
chữa
cháy.”
32. Khoản
3
và
khoản
7
Điều
57 được
sửa
đổi,
bổ
sung
như
sau:
“3.
Tuyên
truyền,
giáo
dục,
phổ
biến
kiến
thức
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
xây
dựng
phong
trào
toàn
dân
tham
gia
phòng
cháy
và
chữa
cháy.”
“7.
Thẩm
định,
phê
duyệt
dự
án,
thiết
kế
và
nghiệm
thu
công
trình
xây
dựng
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy;
kiểm
tra,
kiểm
định
kỹ
thuật
và
chứng
nhận
phù
hợp
đối
với
phương
tiện,
thiết
bị,
chất,
hàng
có
yêu
cầu
nghiêm
ngặt
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy.”
33.
Bổ
sung
Điều
63a
vào
sau Điều
63 như
sau:
“Điều
63a.
Xử
lý
các
cơ
sở
không
bảo
đảm
yêu
cầu
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
được
đưa
vào
sử
dụng
trước
khi
Luật
phòng
cháy
và
chữa
cháy
số
27/2001/QH10
có
hiệu
lực
Hội
đồng
nhân
dân
tỉnh,
thành
phố
trực
thuộc
trung
ương
quy
định
việc
xử
lý
các
cơ
sở
trên
địa
bàn
không
bảo
đảm
yêu
cầu
về
phòng
cháy
và
chữa
cháy
được
đưa
vào
sử
dụng
trước
ngày
Luật
phòng
cháy
và
chữa
cháy
số
27/2001/QH10
có
hiệu
lực.
Đối
với
kho
chứa
và
công
trình
chế
biến
sản
phẩm
dầu
mỏ,
khí
đốt,
hóa
chất
nguy
hiểm
về
cháy,
nổ
ở
khu
dân
cư,
nơi
đông
người
phải
có
phương
án
di
chuyển,
bảo
đảm
khoảng
cách
an
toàn.”
Điều
2.
1.
Bãi
bỏ khoản
9
Điều
3.
2.
Bỏ
cụm
từ
“ấp,
bản,
tổ
dân
phố”
tại khoản
1
Điều
31, điểm
b
khoản
2
Điều
37 và
tên Điều
50; bỏ
cụm
từ
“trưởng
ấp,
trưởng
bản,
tổ
trưởng
tổ
dân
phố”
tại điểm
b
khoản
2
Điều
37;
bỏ
cụm
từ
“trưởng
ấp,
trưởng
bản”
tại điểm
d
khoản
2
Điều
37
của
Luật
phòng
cháy
và
chữa
cháy
số
27/2001/QH10.
Điều
3.
1.
Luật
này
có
hiệu
lực
thi
hành
từ
ngày
01
tháng
7
năm
2014.
2.
Chính
phủ
quy
định
chi
tiết
các
điều,
khoản
được
giao
trong
Luật.
Luật
này
đã
được
Quốc
hội
nước
Cộng
hòa
xã
hội
chủ
nghĩa
Việt
Nam
khóa
XlII,
kỳ
họp
thứ
6
thông
qua
ngày
22
tháng
11
năm
2013.
BBT
(giới
thiệu)