11:14 +07 Thứ sáu, 09/06/2023
NAM CÔNG HỒNG 1 gửi đến CHỊ EM HỒNG 1 (tranvanduan@lethuy.edu.vn): NHÂN NGÀY 20-10, AE NAM CÔNG HỒNG 1 CHÚC CHỊ EM TRÀN NGẬP NIỀM VUI (Lúc: 19.10.2022 08:48)                     

Dạy-Học trực tuyến

- Nội quy dạy-hoc online
- Kho dữ liệu bài giảng
- Link dạy học online của Giáo viên
- Thi Online: 
+ IOE
+ Violympic Toán
+ Trạng nguyên Tiếng Việt

Truyền thống

Giáo án

Quảng cáo - Liên kết






Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 12


Hôm nayHôm nay : 1471

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 24796

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7654913

Trang nhất » Tin Tức » Thông báo

20-10

KẾ HOẠCH THỰC HIẸN CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023- ĐƠN VỊ HỒNG 1

Thứ hai - 27/03/2023 09:14
Căn cứ Kế hoạch số 2818/KH-UBND ngày 30/11/2022 của UBND Lệ Thủy về thực hiện Chuyển đổi số huyện Lệ Thủy năm 2023, Kế hoạch số53/KH-SGDĐT ngày 13/01/2023 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện Chuyển đổisố ngành giáo dục Quảng Bình năm 2023, Kế hoạch 187/KH-GDĐT ngày01/03/2023 của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy về việc Tăng cường ứng dụng công nghệthông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023-2025, định hướngđến năm 2030 của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy; Kế hoạch số 215/ KH-GD&ĐT ngày 09/3/2023 của Phòng GD&ĐT ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2023;
PHÒNG GD&ĐT LỆ THUỶ                          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH SỐ 1 HỒNG THUỶ                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    
   Số:43/KH - THS1HT                                Hồng Thuỷ, ngày 13 tháng 3 năm 2023
 
KẾ HOẠCH
Thực hiện chuyển đổi số năm 2023
Đơn vị: Trường Tiểu học số 1 Hồng Thuỷ
 
Căn cứ Kế hoạch số 2818/KH-UBND ngày 30/11/2022 của UBND huyện
Lệ Thủy về thực hiện Chuyển đổi số huyện Lệ Thủy năm 2023, Kế hoạch số
53/KH-SGDĐT ngày 13/01/2023 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện Chuyển đổi
số ngành giáo dục Quảng Bình năm 2023, Kế hoạch 187/KH-GDĐT ngày
01/03/2023 của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy về việc Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023-2025, định hướng
đến năm 2030 của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy; Kế hoạch số 215/ KH-GD&ĐT ngày 09/3/2023 của  Phòng GD&ĐT ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2023;
Trường Tiểu học số 1 Hồng Thuỷ xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 như sau:

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu đã đạt được trong thời
gian qua để từng bước hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 98-
KH/HU ngày 29/7/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện Nghị quyết số 07-
NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số; Kế
hoạch số 2751/KH-UBND ngày 22/11/2022 của UBND huyện Lệ Thủy về việc thực
hiện Kế hoạch số 98-KH/HU ngày 29/7/2022 của Ban thường vụ Huyện ủy thực
hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
Quảng Bình; Kế hoạch số Kế hoạch số 215/ KH-GD&ĐT ngày 09/3/2023 của  Phòng GD&ĐT.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lí và dạy học, gắn kết với cải cách hành chính nhằm hiện đại hóa nền hành chính và nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp về lĩnh vực GDĐT. Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, CSDL dùng chung, chuyên ngành và công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin nhằm đẩy mạnh nhiệm vụ Chuyển đổi số trong GDĐT. Bước đầu áp dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả QLGD; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã
hội số, góp phần hoàn thành các mục tiêu chuyển đổi số thuộc lĩnh vực GDĐT
huyện Lệ Thủy.
      2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Chính quyền số
- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được
cung cấp bằng hình thức DVCTT mức độ 4.
        - Tỷ lệ văn bản, hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng nhà trường
đạt trên 92% (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
        - 100% chỉ tiêu chế độ báo cáo định kỳ của nhà trường được thực hiện
trên hệ thống quản lý văn bản điều hành, 100% các báo cáo của các phân hành, tổ chuyên môn được thực hiện qua trang thông tin điện tử.
      - 40% CSDL chuyên ngành được xây dựng; 100% CSDL thuộc danh mục CSDL dùng chung của tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu
    - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt chế độ báo cáo trên cơ sở dữ  liệu ngành giáo dục.
   - 14/14 lớp thực hiện sổ điểm điện tử  và triển khai học bạ điện tử đối với các lớp đầu cấp.
   - 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong tnhà trường được phổ biến, quán triệt thường xuyên về trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT.
   - Cán bộ phụ trách CNTT của nhà trường được bồi dưỡng về ATTT.
   - Trang thông tin điện tử của nhà trường cung cấp thông tin thường xuyên, đầy đủ, kịp thời, tuân thủ các quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ; triển khai có hiệu quả Cổng/trang thông tin điện tử, thư điện tử theo quy định tại Thông tư
số 37/2020/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT
          - Triển khai có hiệu quả Phần mềm quản lý ngân hàng đề thi và Phần mềm Kiểm định chất lượng giáo dục.
  - Nhà trường chủ trì triển khai tự đánh giá mức độ chuyển đổi số.
    2.2. Kinh tế số và xã hội số
   - Triển khai nền tảng hỗ trợ dạy, học từ xa và có thể chia sẻ tài nguyên dạy và học.
   - Lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán  các giao dịch khác. Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt
đạt trên 60%.
   - Tỉ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến đạt trung bình 4%. 100% máy tính được kết nối Internet băng thông rộng, có hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu triển khai ứng dụng, sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm phục vụ chuyển đổi số;Các dãy phòng học, phòng chức năng được phủ internet tốc độ cao.
  - Tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên có điện thoại thông minh đạt 100%.
  - Tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên có tài khoản định danh điện tử đạt 100%.
    - Tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng đạt 100%.
  - Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang: đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt 100%; đối với gia đình học sinh đạt 60%.
  - Tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 100%.
  - Tỷ lệ cơ sở giáo dục triển khai nền tảng hỗ trợ dạy, học từ xa và có thể chia sẻ tài nguyên dạy và học đạt 60%.
   III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
        1. Nhận thức số
    - Đẩy mạnh triển khai Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng
và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030”; tăng cường phổ biến, quán triệt nhằm tạo sự chuyển biến trước
hết về tư duy, nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong xây dựng hạ
tầng số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
        - Hưởng ứng ngày Chuyển đối số Quốc gia và ngày Chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình năm 2023.
   - Cử cán bộ phụ trách công nghệ thông tin ở các đơn vị tham gia vào kênh
truyền thông Zalo chuyển đổi số quốc gia để được cập nhật kịp thời thông tin mới
nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác, từ đó lan tỏa tuyên truyền, phổ biến,
hướng dẫn cho đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh và cộng đồng dân cư.
2. Thể chế số
    - Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, thực hiện
Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục
và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Kế hoạch số
698/KH-UBND ngày 28/4/2022 về Chuyển đổi số giai đoạn đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch số 1414/KH-UBND ngày
09/8/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc triển khai thực hiện Đề án “Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”; Kế hoạch số 98-KH/HU ngày
29/7/2022 của Ban thường vụ Huyện ủy thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày
31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch số 2751/KHUBND ngày 22/11/2022 của UBND huyện Lệ Thủy về việc thực hiện Kế hoạch số
98-KH/HU ngày 29/7/2022 của Ban thường vụ Huyện ủy thực hiện Nghị quyết số
07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch
số 2818/KH-UBND ngày 30/11/2022 của UBND huyện Lệ Thủy về việc thực hiện
Chuyển đổi số huyện Lệ Thủy năm 2023.
           - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các
cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh về sự cần thiết của chuyển đổi
số. Thực hiện có hiệu quả các chính sách thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số phục vụ chuyển đổi số.
  3. Hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số
           - Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị triển khai ứng dụng
CNTT và chuyển đổi số trong GDĐT theo hướng đồng bộ, hiện đại. Rà soát, từng
bước đầu tư trang thiết bị CNTT phục vụ thực hiện chuyển đổi toàn bộ địa chỉ
giao thức internet thế hệ cũ (Ipv4) sang sử dụng địa chỉ giao thức internet thế hệ
mới (Ipv6) đối với hệ thống ứng dụng dùng chung của tỉnh. Triển khai các biện
pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin các hệ thống số hóa, đảm bảo an toàn
trong các hoạt động dạy - học và làm việc trên môi trường số. Ưu tiên sử dụng các
mô hình dịch vụ trên nền tảng đám mây; đảm bảo kết nối Internet FTTH tới tất cả
các CSGD; tất cả các phòng học, phòng chức năng có mạng LAN hoặc hệ thống wifi (có kết nối internet) để phục người học và GV tiếp cận, khai thác học liệu, tài liệu, giáo án,bài giảng điện tử, sử dụng các ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy và học; phối hợp với
các doanh nghiệp, các tổ chức có có chính sách hỗ trợ dịch vụ Internet cho người
học và đội ngũ nhà giáo, có chính sách máy tính phù hợp cho HS.
          - Đầu tư nâng cấp thiết bị, giải pháp công nghệ phục vụ ứng dụng hội nghị,
học trực tuyến, họp không giấy; thiết bị ứng dụng CNTT hỗ trợ trong công tác
quản lý hành chính. 100% số phòng học thông thường tại các trường phổ
thông được đầu tư tích hợp (lắp) hệ thống học dạy, học trực tuyến; tăng cường
thiết bị, phần mềm hỗ trợ dạy học có ứng dụng CNTT (máy chiếu, bảng tương
tác thông minh, smart tivi, các phần mềm mô phỏng...).
          - Triển khai hệ thống thông tin quản lý ngành GDĐT, kết nối đầy đủ, toàn
diện dữ liệu từ các CSGD đến các cấp quản lý; kết nối dữ liệu ngành giáo dục với
CSDL chung toàn tỉnh phục vụ công tác báo cáo, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự
báo, kiểm tra, thanh tra… Triển khai, cập nhật đầy đủ dữ liệu toàn ngành
trên hệ thống IOC và các Hệ thống thông tin, CSDL dùng chung của huyện, của
tỉnh.
            - Triển khai nền tảng quản trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số
tới 100% cán bọ, giáo viên, nhân viên nhằm tạo môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho CBQL giáo dục, nhà giáo, nhân viên và người học; đảm bảo kết nối, báo cáo lien thông dữ liệu từ nhà trường với hệ thống CSDL toàn quốc của ngành giáo dục.
            - Trên nền tảng CSDL, triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử, liên lạc giữa
gia đình và nhà trường, thanh toán không dùng tiền mặt, truyền thông và kết nối
với các nền tảng ứng dụng trong và ngoài ngành; triển khai mô hình quản trị nhà
trường tiên tiến trên nền tảng số đảm bảo thiết thực và hiệu quả.
             - Triển khai nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của ngành giáo dục kết nối với
trục tích hợp, liên thông dữ liệu của tỉnh; triển khai nền tảng quản lý mã định
danh, xác thực người dùng trên môi trường số của ngành giáo dục.
          - Triển khai hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành iOffice đến tất
cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên; đẩy mạnh trong toàn ngành GDĐT sử dụng hồ sơ điện tử và chữ ký số trong công tác quản lý trường học; tăng cường nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong thi, tuyển sinh, đánh giá.
- Khai thác có hiệu quả kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung
toàn ngành, gồm bài giảng điện tử, bài dạy trên truyền hình, học liệu đa phương
tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; triển
khai hệ thống ngân hàng câu hỏi cho các môn học giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
4. Nhân lực số
   - Cử cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các hội nghị, hội thảo, tọa đàm
nhằm truyền thông, nâng cao kiến thức, nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý, giáo viên nhân viên về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số
    - Cử cán bộ phụ trách CNTT tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên sâu và
nâng cao về các công nghệ mới, phương thức xây dựng; quản lý, vận hành, khai
thác các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong chuyển đổi số, đảm bảo an toàn
thông tin mạng.
   - Xây dựng đội ngũ CBQL, nhà giáo có khả năng thích ứng với môi trường
làm việc số và với tiến bộ khoa học công nghệ mới, có tác phong kỷ luật và đạo
đức trong công việc, có khả năng tư duy đột phá, sáng tạo trong công tác quản
lý, quản trị trường học, trong hoạt động giảng dạy.
     - Phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cán bộ, giáo viên, nhân viên  trong quátrình tiếp cận và chuyển đổi số. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, tích
cực ứng dụng CNTT nhằm xây dựng nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các
xu thế công nghệ mới.
- Tham gia đầy đủ lớp bồi dưỡng chuyên sâu và nâng cao về các công nghệ
mới, phương thức xây dựng, quản lí, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin,
CSDL trong chuyển đổi số, đảm bảo ATTT mạng; các khóa đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số gắn với cải cách hành chính, công vụ;
các khóa tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin,
CSDL dùng chung, chuyên ngành do tỉnh, bộ tổ chức.
 - Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực số
cho đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục, NV và người học; đảm bảo quản lý, làm
việc hiệu quả trên môi trường số; kiện toàn nâng cao năng lực đội ngũ phụ trách
ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành giáo dục;
- Triển khai lồng ghép đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh
mạng, các nền tảng mở, phần mềm nguồn mở vào chương trình giảng dạy từ cấp
tiểu học để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số.
- Xem xét lựa chọn, tổ chức triển khai phù hợp việc đưa nội dung phổ cập
kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng dựa trên các nền tảng mở, phần mềm
nguồn mở vào chương trình giảng dạy để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số.
5. Chính quyền số
- Tiếp tục thực hiện Đề án 468; nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả
tuyền truyền, phổ biến, trợ giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng
dịch vụ công trực tuyến. Triển khai biên lai điện tử cho việc thu phí, lệ phí giải
quyết TTHC.
- Triển khai nâng cấp Hệ thống thư điện tử công vụ bảo đảm chất lượng
phục vụ và mở rộng ứng dụng tới các cá nhân trong nhà trường. Tổ chức
triển khai ứng dụng sâu rộng phân hệ quản lý hồ sơ công việc trên Hệ thống
QLVB&ĐH; hệ thống quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; phần mềm
quản lý công tác thi đua, khen thưởng…
6. Kinh tế số, xã hội số
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về chuyển đổi nền kinh tế dựa trên công
nghệ số và nền tảng số, về kinh tế số ICT, kinh tế số internet và kinh tế số ngành.
         - Triển khai ứng dụng Công dân số tập trung tỉnh Quảng Bình. Tuyên
truyền, phổ biến, áp dụng Bộ quy tắc ứng xử trên môi trường số, xây dựng văn
hóa số trong cộng đồng.
- Tiếp tục thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo Kế
hoạch số 1509/KH-UBND ngày 19/8/2022 về việc triển khai thực hiện Quyết
định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 18/02/2022 của
UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư,
định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 -
2025, tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; quán triệt, chỉ đạo, tuyên
truyền, bảo đảm 100% cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động
trong toàn trường làm CCCD gắn chíp, đăng ký tài khoản định danh và xác thực
điện tử (mức 2); người học trong độ tuổi cấp CCCD trong toàn ngành được làm
CCCD gắn chíp và đăng ký tài khoản định danh và xác thực điện tử; thực hiện tải
ứng dụng VNeID để đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử (mức 1);
tuyên truyền sử dụng tài khoản định danh điện tử đăng nhập vào Cổng dịch vụ
công quốc gia (http://dichvucong.gov.vn) và Cổng dịch vụ công của tỉnh
(http://dichvucong.quangbinh.gov.vn) để đồng bộ tài khoản người dùng giữa các
hệ thống. Thông qua đội ngũ nhà giáo, người học và các kênh thông tin của ngành
để tuyên truyền, lan tỏa đến mọi người dân trên địa bàn tỉnh đi làm CCCD gắn
chíp, đăng ký tài khoản định danh điện tử và sử dụng tài khoản định danh điện tử
đăng nhập vào Công dịch vụ công quốc gia/Cổng dịch vụ công của tỉnh.
          - Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 2569/KH-SGDĐT ngày 21/12/2022
của Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện Kế hoạch số 1141/KH-UBND
của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số
giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch số 2818/KH-UBND
ngày 30/11/2022 của UBND huyện Lệ Thủy về việc thực hiện Chuyển đổi số huyện
Lệ Thủy năm 2023.
7. An toàn an ninh mạng
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của
Thủ tưởng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại, Chỉ
thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam,
Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh
triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố ATTT mạng Việt Nam.
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông hoàn thành phân loại, xác định,
đề xuất, phê duyệt cấp độ và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ
thống thông tin phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật cho các hệ thống hạ tầng ứng dụng CNTT, hệ thống thông tin, CSDL, phần
mềm dùng chung, chuyên ngành, nội bộ.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá, bảo vệ, ứng cứu các
hệ thống thông tin của tỉnh theo mô hình 4 lớp, bảo đảm khả năng thích ứng một
cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất ATTT trên không
gian mạng, sẵn sàng các giải pháp phòng ngừa và ứng phó khi có sự cố xảy ra.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức đào tạo hoặc cử nhân sự chuyên
trách/phụ trách về ATTT/CNTT tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật
về ATTT.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận
thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm ATTT cho các cán bộ,  viên chức, người lao động và người học trong toàn ngành.
- Xây dựng và triển khai các quy định, kế hoạch về ứng phó sự cố; các hoạt
động của đội ứng cứu sự cố, việc tham gia hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự
cố ATTT mạng quốc gia. Tham gia diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng
trong năm 2023 theo yêu cầu của tỉnh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nhà trường
- Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện
chuyển đổi số của ngành, nhà trường trên Cổng thông tin điện tử của ngành,
của đơn vị mình. Hàng quý có tin, bài tuyên truyền về công tác Chuyển đổi số
được chọn đăng trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Trang thông
tin điện tử của đơn vị.
- Chủ động đề xuất nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số của đơn
vị; chủ động đề xuất, triển khai các chương trình cập nhật kiến thức, kỹ năng
chuyển đổi số cho cán bộ, viên chức trong đơn vị; Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.
- Rà soát, tham mưu triển khai đồng bộ cơ sở hạ tầng CNTT, trình độ ứng
dụng CNTT của cán bộ, giáo viên; tham mưu các cấp bổ sung, đào tạo nhân lực
giáo viên tin học bảo đảm ứng dụng các nền tảng số phục vụ quản lý, dạy và học
đồng bộ trong từng cấp và liên thông trong toàn ngành.
- Tổ chức áp dụng hình thức dạy, học và thi trực tuyến một cách hiệu quả,
linh hoạt, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho mọi học sinh đều có khả năng tiếp cận
các bài giảng trực tuyến tốt nhất.
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động chuyển đổi số trong ngành giáo dục tại
trường.
2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Chấp hành tốt kế hoạch của nhà trường.
- Chủ động nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính quyết liệt trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý học sinh.
- Hàng quý có tin, bài tuyên truyền về công tác Chuyển đổi số
được chọn đăng trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Trang thông
tin điện tử của nhà trường.
Trên đây là Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 của trường Tiểu học số 1 Hồng Thuỷ. Yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình
thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì phản ánh với lãnh đạo nhà trường để xem xét, giải quyết./.
 
 
  Nơi nhận:                                                                                          HIỆU TR­ƯỞNG
- PGD ĐT Lệ Thủy ( b/c);                                                                                 ( Đã ký)
- HT, PHT ( c/đ);
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên ( t/h);                                                            
- Lưu VT;
     -  Đăng Website.                                                                                       Trần Văn Duẩn
                                                                             
 

Tác giả bài viết: Trần Văn Duẩn

Nguồn tin: @thso1hongthuy.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Hình ảnh hoạt động

Kỉ niệm 40 năm NNGVN
8 photos | 509 view
GẶP MẶT DÂU RỂ
8 photos | 905 view

>>Xem tất cả<<

thiet ke biet thu-- thiet ke kien truc

tô tượng


Hỗ trợ trực tuyến

Hiệu trưởng- Quản trị Website
Name: Trần Văn Duẩn
P. Hiệu trưởng
Name: Trương Thị Huế